Là phụ nữ, ai cũng mong muốn có được nhan sắc, vẻ bề ngoài thu hút những người xung quanh. Nhưng rồi bất chợt trong một ngày, đôi mắt bạn bất chợt va phải vết sầm sì trên trán – một nốt mụn đáng ghét. Nhưng đừng vội buồn phiền, hãy nắm tay cùng lật trang bí ẩn để soi rọi nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp, để cùng nhau đuổi vị khách không mời mụn trán đi xa từ đó trả lại làn da tự tin ngất ngây. Cùng roots-jp.com tìm kiếm đáp án cho câu hỏi mụn trên trán là bị gì qua bài viết dưới đây nhé!
I. Mụn trên trán là bị gì?
Trán là vùng đất trung tâm khuôn mặt, tưởng chừng hiền lành nhưng lại là nơi hội tụ của nhiều yếu tố khiến mụn tưng bừng nhảy múa. Dù bạn có là người có tính chất da dầu hay da khô, dễ lên mụn hay khó lên mụn thì chắc chắn đã có ít nhất một lần gặp phải tình trạng mụn trú ngụ trên trán. Hãy lần tìm từng dấu vết để giải mã những vị thủ phạm ẩn náu:
1. Nội tiết bùng nổ
Dậy thì, căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt… sự xáo trộn nội tiết khiến lượng hormone như testosterone tăng cao, kích thích hoạt động tuyến bã, tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acnes, dẫn đến mụn viêm, mụn bọc đỏ thẫm. Bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng lượng hormone nội tiết bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán nên bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhé.
2. Gen di truyền
Đây là một trong những lí do đơn giản nhưng lại ít người biết là mụn cũng có di truyền nên nếu tình trạng da của bố mẹ bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến mụn thì nhớ hãy học cách phòng ngừa và chăm sóc làn da đúng mức ngay từ khi còn nhỏ nhé.
3. Không bảo vệ đúng cách
Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, mỹ phẩm không phù hợp hay thậm chí là cả thói quen sờ tay lên mặt thường xuyên… là những “kẻ đồng lõa” tạo điều kiện cho mụn trán hoành hành.
4. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Đối với những bạn có sở thích đồ chiên, ngọt, bia rượu sẽ khiến cơ thể nóng trong, tạo môi trường thuận lợi cho mụn phát triển.
II. Các loại mụn trên trán
Không phải mọi nốt mụn trên trán đều giống nhau bởi mỗi loại mụn đều có những tính chất và đặc điểm nhận diện riêng biệt, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn. Các loại mụn trên trán phổ biến mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên cơ thể của nhiều người như:
- Mụn đầu đen: Những chấm nhỏ li ti, đầu đen là kết quả của tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn dư thừa.
- Mụn đầu trắng: Tương tự mụn đầu đen nhưng có lớp sừng mỏng bao phủ nên có màu trắng, sần sùi.
- Mụn sẩn đỏ: Kích thước nhỏ, sẩn đỏ, đôi khi kèm cảm giác ngứa, thường do da kích ứng hoặc viêm nhẹ.
- Mụn mủ: Nốt mụn sưng tấy, chứa mủ trắng hoặc vàng, do nhiễm vi khuẩn.
- Mụn bọc: “Trùm cuối” của thế giới mụn, kích thước lớn, sưng đỏ, đau, dễ để lại sẹo nếu không xử lý đúng cách.
III. Cách để điều trị mụn trên trán
Dưới đây là kho vũ khí sẽ giúp bạn đánh bay mụn trán để dọn sạch chiến trường từ đó trả lại làn da mịn màng nhất mà bất cứ chị em nào cũng ao ước:
1. Chăm sóc da đúng cách
Nên nhớ rằng, chỉ rửa mặt bằng nước không bao giờ rửa sạch sâu để đẩy các vi khuẩn sạch sâu trên da sau một ngày học tập và làm việc. Bạn cần duy trì rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần, dưỡng ẩm phù hợp với loại da chính là cách đơn giản nhất để bạn điều trị mụn trên trán hiệu quả mà không tốn kém quá nhiều chi phí.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da của chúng ta. Một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế đồ chiên, ngọt, bia rượu sẽ giúp bạn giảm thiện được tình trạng da. Bên cạnh đó, hãy cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho một ngày để cải thiện tình trạng da, cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu, mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước để các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt đông một cách linh hoạt và đáp ứng đủ yêu cầu.
3. Giảm căng thẳng
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, con người có nhiều mối lo vướng bận khiến cơ thể dễ đối mặt với các stress. Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân tác động đến sức khỏe tinh thần và làn da của các chị em. Chính vì thế mà để cơ thể luôn có nhiều năng lượng và tinh thần thoải mái, bạn cần tạo thói quen tập yoga, thiền, nghe nhạc… để cân bằng nội tiết, hạn chế mụn nội tiết.
4. Trị mụn chuyên sâu
Với mụn nặng, tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng các phương pháp như thuốc bôi, thuốc uống, trị liệu laser… Tùy vào tình trạng da và tính chất mụn, các bác sĩ da liễu sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất. Với mụn đầu đen và mụn đầu trắng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa axit salicylic, axit glycolic để loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn hình thành. Với mụn sẩn đỏ, mụn mủ, mụn bọc, bạn cần sử dụng các sản phẩm trị mụn chuyên dụng có chứa benzoyl peroxide, axit azelaic, retinoid để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, ngăn ngừa mụn lây lan.
IV. Tổng kết
Đọc đến đây thì bạn cũng có được đáp án cho câu hỏi mụn trên trán là bị gì rồi chứ. Bị mụn trên trán chính là tình trạng chung của nhiều người chứ không riêng gì các chị em phụ nữ. Với các tips đánh bay mụn trên trán mà chúng tôi cung cấp trên đây, mong là bạn đã có được nhiều thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng da rồi nhé. Và nếu quan tâm đến các bài viết đến chủ đề làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên hơn nhé.