Tại sao răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh? Giải pháp khắc phục 

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh chính là triệu chứng gây khó chịu ở vùng chân răng do ảnh hưởng từ nhiệt độ thức ăn. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan và cho rằng đó chỉ là vấn đề răng nhạy cảm mà bỏ qua các bước điều trị cần thiết dẫn đến nhiều nguy cơ khó lường. Vậy thì cùng roots-jp.com tìm hiểu thông tin qua bài viết này để nắm rõ những điều cần biết về sức khỏe răng miệng nhé!

I. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

1. Do các bệnh lý về răng miệng 

Các bệnh lý về sâu răng hay răng sứt mẻ, viêm nướu chính là nguyên nhân khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn. 

Quá trình sâu răng phá hủy toàn bộ men trăng khiến lỗ sâu răng tấn công sâu vào ngà răng. 

Khi đó chỉ cần nhiệt độ nóng hay lạnh của thức ăn cũng sẽ khiến các mô thần kinh trong ngà răng bị kích thích, gây nên tình trạng ê buốt răng với nhiều người.

Răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là vấn đề mà nhiều người gặp phải

Đối với các đối tượng mắc các bệnh về viêm nướu gây nên tình trạng tụt lợi, khiến phần chân răng bị lộ rõ, ảnh hưởng đến dây thần kinh trên răng. Từ đó viêm nướu cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến răng bạn trở nên nhạy cảm hơn. 

Việc mắc cách bệnh lý về sâu răng, hay chấn thương răng còn khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào các mô thần kinh bên trong răng. Lâu dần bạn sẽ gặp phải vấn đề răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. 

2. Do thói quen vệ sinh răng miệng

Thói quen vệ sinh răng miệng không đều đặn, sử dụng bàn chải có đầu lông cứng, chải theo chiều ngang quá mạnh chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp răng, nướu. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại kem đánh răng hay nước súc miệng có tính acid cao khi vệ sinh răng miệng cũng gây tổn hại lớn lên răng. 

3. Chế độ ăn uống không khoa học

Nếu thường xuyên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều axit sẽ khiến bào mòn men răng. Các thực phẩm có thể kể đến như chanh, nước uống có da, dưa chua,…

Sử dụng các sản phẩm này thường xuyên sẽ dẫn đến lộ ngà răng nên bạn cần lưu tâm để tránh xa nó nhé.

4. Thói quen không tốt cho răng miệng

Một số thói quen xấu tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng như: nhai đá lạnh, dùng răng khui nắp chai, cắn băng dính, ăn nhai đồ dai, cứng,… đều gây tổn hại đến cấu trúc răng. Lâu dần, răng của mọi người sẽ trở nên ê buốt, đau nhói.

Có thể nói, nếu bạn không cải thiện các vấn đề về tình trạng, thói quen trên đây, các vấn đề về bệnh lý ê buốt sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. 

II. Giải pháp khắc phục răng bị ê buốt 

1. Đánh răng đều đặn

Việc giữ một hàng răng sạch sẽ, thơm tho sẽ góp phần làm giảm tình trạng răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. 

Đánh răng cần thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào thời điểm tối trước khi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Đánh răng đều đặn là cách hạn chế tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Quá trình vệ sinh răng miệng cần ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, đặc biệt là dọc theo đường viền nướu, để duy trì sức khỏe của nướu. 

Bàn chải cần được thay sau 3 tháng sử dụng để có được hiệu quả làm sạch tốt nhất. Bên cạnh việc làm sạch bằng đánh răng, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám li ti tồn tại trên răng mà bàn chải không thể làm sạch được. 

2. Hạn chế các thực phẩm có hại cho răng

Như đã phân tích ở trên, axit chính là nguyên nhân gây mòn men răng, làm mất đi chất khoáng của răng, khiến răng bạn dễ bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm gây hại cho răng còn là các thực phẩm chứa nhiều đường. Bởi khi đường tiếp xúc với vi khuẩn trong khoang miệng sẽ biến đổi thành axit gây hại. Rươu, cà phê, các đồ uống có ga cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tương tự. 

3. Súc miệng bằng nước muối

Dùng nước muối pha loãng để súc miệng vào sáng, trưa, tối sẽ hỗ trợ hiệu quả vào quá trình loại bỏ các mảng bám vi khuẩn tồn tại bên trong khoang miệng. Ngoài ra trong muối còn có chứa nhiều hoạt chất để làm giảm triệu chứng ê buốt trên răng. 

4. Cạo lưỡi thường xuyên 

Cạo lưỡi là một bước cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày. 

Việc cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và các tế bào chết trên lưỡi tuy nhiên nó không thể thay thế hoàn toàn cho việc đánh răng hằng ngày được.

Cần tiến hành cạo lưỡi thường xuyên để làm sạch răng miệng

Cạo lưỡi thường xuyên sẽ khiến vi sinh vật gây hại loại bỏ, giảm hôi miệng, tăng tính thẩm mĩ cho lưỡi. Đồng thời giảm thiểu tối đa các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, mang đến cảm giác sảng khoái để bạn có thể cảm nhận thức ăn một cách tốt hơn. 

5. Dùng kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp 

Hiện có nhiều sản phẩm vệ sinh răng miệng đặc trị được các bệnh lý về tê buốt răng bởi nó chứa các thành phần giúp làm tê các đầu dây thần kinh và củng cố men răng của bạn. 

Các sản phẩm kem đánh răng có chứa thành phần fluoride, canxi, natri, silica, các khoáng chất Hydroxyapatite hay Potassium,… đều được ưu tiên lựa chọn bởi nó không chỉ giúp răng bớt nhạy cảm mà còn có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của axit ăn mòn men răng. 

6. Đến cơ sở nha khoa để thăm khám

Bạn không thể tự minh đánh giá được tình trạng răng hiện tại nên nếu gặp phải các vấn đề về răng miệng, cần đến ngay bệnh viện, nha khoa để được theo dõi, chẩn đoán bệnh, và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Răng miệng là bộ phận quan trọng trên cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của mỗi người nên bạn tuyệt đối không nên chủ quan.  

III. Tổng kết

Đọc đến đây chắc hẳn bạn cũng nắm được những thông tin xoay quanh tình trạng răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh rồi chứ?
Răng nhạy cảm khiến bạn không có được cảm giác tuyệt vời nhất khi tận hưởng hương vị của các món ăn ngon. Nó cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh lý về răng nên bạn tuyệt đố không thể lơ là việc chăm sóc, thăm khám, điều trị thường xuyên đâu nha.