Tết là dịp sum vầy, đoàn viên của nhà nhà. Mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để nấu mâm cỗ tết cực kì đầm ấm. Hương vị của mâm cỗ Tết đặc biệt, được trình bày đẹp mắt để thắp hương tổ tiên ông bà cầu mong cho một năm mới tròn vẹn, đủ đầy. Chính vì thế mà những món ăn ngày Tết luôn là điều khiến nhiều người con xa quê nhớ về. Bài viết này hãy cùng roots-jp.com tổng hợp những món ăn ngày Tết phổ biến nhé!
I. Bánh chưng, bánh tét
Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy đã có từ bao đời và người dân Việt Nam vẫn gìn giữ, lưu truyền nó cho đến hiện tại. Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên của một quốc gia phát triển từ nền nông nghiệp lúa nước. Hình ảnh cả nhà ngồi quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa có lẽ là điều tuyệt vời nhất đối với mỗi gia đình Việt.
Bánh chưng được làm từ phần nếp dẻo cộng với vị bùi béo của đậu xanh hòa quyện cùng nhân thịt lợn, thêm một chút tiêu, gừng để hài hòa các loại nguyên liệu. Sau khi gói ghém vuông vắn bằng lá dong hay lá chuối, bánh chưng được nấu chín trên bếp lửa từ 8-12 tiếng để cho ra một thành phẩm chín mềm.
Bánh tét hay còn gọi là bánh giầy cũng có cách làm tương tự bánh chưng tuy nhiên hình thù có chút khác biệt. Nó còn có thể được trình bày dưới hai dạng nhân đó là ngọt và mặn. Hiện nay, nhiều công thức bánh tét đã có sự cải tiến để bổ sung thêm các loại như trứng muối, lạp xưởng.
Cho dù xã hội có phát triển đến mức nào thì trong mâm cỗ truyền thống của người dân thì bánh chưng, bánh tét là thứ chắc chắn không thể thiếu. Nhiều người cũng sử dụng bánh chưng bánh tét để làm quà tặng thể hiện tấm lòng vào mỗi dịp tết đến xuân về.
II. Dưa hành
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” – từng đó thôi cũng đã đủ làm nên dư vị của một cái tết trọn vẹn và ấm êm rồi.
Dưa hành hay còn gọi là dưa món là thức ăn giải ngấy phổ biến được nhiều người ưa thích vào mỗi dịp tết. Đó không phải là món ăn cao lương mĩ vị đắt đỏ nhưng lại là điều khiến mâm cỗ trở nên đặc biệt hơn.
Thông thường, người ta thường sử dụng hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành. Ở một số vùng miền trung, nhiều gia đình còn kết hơp thêm các nguyên liệu phổ biến như củ cải, cà rốt, củ kiệu, để đem lại cảm giác lạ miệng nhưng lại cực kì hấp dẫn.
Vị chua của món ăn dưa hành khi ăn kèm với bánh chưng hay các loại thịt đông sẽ đem đến sự cân bằng hương vị cho bữa ăn khiến bạn không thể chối từ.
III. Giò lợn, giò bò
Danh sách những món ăn ngày tết tiếp theo chính là món giò bò, giò lợn. Tùy vào từng nơi thì tên gọi của món ăn này có sự khác biệt. Nói một cách ngắn gọi thì món ăn này được làm từ phần thịt heo hoặc thịt bò đã xay sẵn tẩm ướp gia vị rồi gói lại bằng lá chuối sau đó tiến hành luộc chín.
Những miếng giò thơm ngon, đẹp mắt có độ giòn nhất định được bày biện đẹp mắt trên mâm cỗ là điều thu hút mỗi người trong bữa cơm dịp Tết.
IV. Nem rán
Nem rán là món ăn phổ biến ở nhiều vùng trên mảnh đất hình chữ S chứ không riêng gì miền Bắc. Nem rán có sự kết hợp hài hòa của các loại rau củ đa dạng rồi trộn chung với thịt lợn để tạo thành phần nhân ngọt dịu.
Phần vỏ bên ngoài màu vàng óng được chiên ngập dầu, bên trong có đầy thịt, mộc nhĩ, giá và các loại rau củ để tạo nên vị ngọt dịu.
Khi ăn nem rán sử dụng một bát nước chấm chua ngọt được pha từ nước mắm, đường, chanh, hoặc tương ớt. Ngoài ra, nó có thể được ăn kèm với cơm nóng hoặc các loại rau sống đều đem lại hương vị tuyệt vời cho bữa ăn.
V. Thịt gà luộc
Những món ăn ngày Tết phổ biến tiếp theo chính là gà luộc. Khi luộc thịt gà, người ta cho lên phần bột nghệ để tạo màu sắc cho gà. Thịt gà sau khi luộc với màu vàng ươm, căng bóng, phần da dai mềm nhưng cũng có độ giòn nhất định khiến người thưởng thức không thể ngừng lại được.
Và chắc chắn thịt gà luộc làm món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ dịp tết. Ăn một miếng thịt gà chấm với muối tiêu chanh là cảm nhận được trọn vẹn hương vị đặc trưng của dịp tết.
VI. Xôi
Phần nếp sau khi được hấp lên có thể được chế biến thành nhiều món như xôi gấc, xôi đỗ, xôi đậu xanh, tùy thuộc và sở thích của từng nhà. Tuy nhiên, trong mâm cỗ truyền thống thì xôi gấc trở thành món ăn đặc trưng nhất.
Ở miền Bắc, người ta ưa chuộng sử dụng xôi gấc vì có màu đỏ. Đỏ là biểu tượng cho sắc xuân, là màu của hạnh phúc. Xôi gấc trong bữa cơm Tất Niên mang nhiều ý nghĩa cho năm mới đủ đầy và tròn vẹn. Khi đơm xôi, cần phải đơm khéo léo, thật tròn và cân đối. Xôi gấc nếu như được rải lên một ít nước cốt dừa hay dừa nạo sợi sẽ đem lại hương vị tuyệt vời nhất.
VII. Thịt kho tàu
Có thể nói, món ăn vào dịp Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam chính là thịt kho tàu. Đây là món ăn không chỉ phổ biến trong bữa cơm gia đình mà còn góp phần làm đa dạng mâm cỗ ngày tết của rất nhiều gia đình.
Một nồi thịt kho với phần trứng cút và nước dừa để ăn vào những ngày Tết sẽ tạo nên mùi vị hấp dẫn dễ ăn và rất ngon miệng khi bạn quá ngán thịt gà hay bánh chưng .
VIII. Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng là món ăn cực kì phổ biến mà bạn chớ nên bỏ qua vào mỗi dịp Tết. Canh khổ qua chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Khi húp miếng nước canh, ta cảm nhận được vị ngọt béo của nhân thịt lợn, sự thanh mát lan tỏa khắp khoang miệng.
Tổng kết
Trên đây là bài viết tổng hợp danh sách những món ăn ngày Tết không thể bỏ lỡ vào dịp xuân về. Bên cạnh những món bánh kẹo, mứt ngày tết thì việc tận hưởng những giá trị ẩm thực truyền thống Việt Nam qua những món ăn này chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.