Thiết lập ngay 8 thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe

Ăn gì, ăn như thế nào luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trong quá trình bổ sung thực phẩm vào cơ thể. Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, cải thiện tinh thần và sức khỏe. Bài viết này, cùng roots-jp.com khám phá những thói quen đơn giản nhưng lại có nhiều người vô tình bỏ qua nhé!

I. Ăn nhiều trái cây và rau

Trái cây là rau là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được rất nhiều nghiên cứu chỉ ra. Thay vì nạp vào cơ thể nhiều tinh bột, chất béo bạn nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin khoáng chất, giúp cơ thể no lâu, kiểm soát lượng đường trong máu.

Ăn rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin khoáng chất, giúp cơ thể no lâu, kiểm soát lượng đường trong máu

Bên cạnh đó, các loại rau như rau bina, cải xoăn, cải ngọt và trái cây như cam, ổi, táo đều hỗ trợ hệ tiêu hóa, đảm bảo sự chắc khỏe cho xương và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bên cạnh vai trò làm đẹp dáng, đẹp da cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu gặp phải các bệnh liên quan đến dạ dày, cần cẩn trong khi sử dụng nhiều loại trái cây có hàm lượng axit cao.

II. Kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách tính toán lượng calo nạp vào cơ thể là điều mà rất nhiều chuyên gia khuyên mọi người đặc biệt chú trọng. Khẩu phần ăn nên được trình bày ra đĩa với lượng vừa đủ, trong đó một nửa là trái cây và rau quả, 1/4 đĩa là protein lành mạnh, 1/4 còn lại là ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn bằng đĩa là cách để bạn kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ, tránh việc ăn dư khiến cơ thể no, khó chịu, dư thừa calo gây tích mỡ.

III. Uống đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng để giúp mang các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào trong cơ thể, giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể

Uống đủ nước là thói quen đơn giản, cực kì tốt cho sức khỏe nhưng lại có nhiều người lơ là và không thực hiện nghiêm túc. Trung bình cơ thể người có đến 70% là nước, đóng vai trò quan trọng để giúp mang các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào trong cơ thể, giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.

Căn cứ vào khả năng vận động và độ tuổi của bạn để cung cấp đủ nước vào cơ thể nhưng trung bình một người cần đến 1.5 lít nước/ ngày. Uống nước đều đặn còn giúp đẹp dáng, đẹp da nên bạn nhớ lưu ý và thực hiện nó nhé.

IV. Ăn uống đúng giờ, đủ bữa

Cơ thể con người như một bộ máy vậy nên việc thiết lập chế độ ăn uống theo đúng giờ giấc nhất định sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm lượng cholesterol trong máu. Chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của từng người nhưng thông thường sẽ chia thành 3 bữa chính với các khoảng thời gian lần lượt là ăn sáng vào 7h – 8h; ăn trưa từ 12h30 – 14h và ăn tối từ 18h – 21h. Ăn uống đúng giờ đủ bữa còn giúp bạn xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế các cơn đói “ảo” gây thèm ăn.

Ăn uống đúng giờ đủ bữa còn giúp bạn xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế các cơn đói “ảo” gây thèm ăn

V. Ăn chậm nhai kỹ

Thói quen ăn chậm khiến thức ăn được tiêu hoá chậm hơn, cơ thể sẽ hấp thụ thức ăn tốt hơn, kích thích quá trình ăn ngon miệng và giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột.

Nhiều người có thói quen ăn nhanh nên thức ăn không được nhai kỹ, khiến dạ dày phải co bóp nhiều thì mới tiêu hóa được thức ăn. Khi ăn nhanh, tế bào não không có thời gian để nhận biết tín hiệu no để giúp bạn ngừng ăn lại. Chính vì thế mà những người có thói quen ăn nhanh thường có nguy cơ béo phì hơn so với những người ăn chậm.

Bên cạnh thói quen ăn chậm, bạn không nên vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại,… Các hoạt động này sẽ làm gián đoạn quá trình nạp thức ăn vào cơ thể, khiến máu không được lưu thông đến não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, rối loạn đường ruột.

Bên cạnh thói quen ăn chậm, bạn không nên vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại

VI. Tiêu thụ muối ở mức vừa phải

Tiêu thụ lương muối quá lớn chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về huyết áp, đột quỵ, làm giảm chức năng các cơ quan như tim, thận. Theo khuyến cáo thì mỗi người chỉ nên sử dụng 5g/ngày để bảo đảo sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh liên quan.

Hiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, chả bò,… chứa lượng muối cao nên bạn cần lưu ý trong quá trình lựa chọn thực phẩm nhé.

VII. Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn 

Các thực phẩm đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh mặc dù rất ngon miệng, phù hợp với khẩu vị của nhiều người nhưng lại không có lợi cho sức khỏe chút nào. Các đồ ăn chế biến sẵn có chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản làm tăng nguy cơ béo phù, suy thận, thậm chí là còn dẫn đến ung thư nếu sử dụng quá nhiều.

Thay vì ăn các sản phẩm chế biến sẵn được bày bán phổ biến ở bên ngoài siêu thị, bạn cần tự tay chuẩn bị nấu ăn ở nhà để vừa an toàn, đảm bảo sức khỏe mà lại tiết kiệm chi phí.

VIII. Lựa chọn các món ăn vặt lành mạnh

Ăn vặt là thói quen của nhiều người bởi nó giúp cung cấp năng lượng kịp thời, tránh để bạn có cảm giác đói rồi ăn quá nhiều trong bữa ăn chính. Nhưng lựa chọn món ăn vặt thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe, lại dinh dưỡng, healthy mà rất nhiều người quan tâm.

Đồ ăn vặt lành mạnh nên là các loại nước ép rau củ, sữa chua, sữa hạt hay hoa quả là các thực phẩm thần thánh để giúp cơ thể cung cấp đủ năng lượng mà lại không hề bị béo. Nên tránh xa các món bánh ngọt, đồ ăn, snack vì lượng calo trong các thực phẩm đó vô cùng “khủng” đó nha.

Tổng kết

Trên đây là bài viết tổng hợp các thói quen ăn uống lành mạnh mà nhiều người quan tâm. Xây dựng được các thói quen tốt này sẽ giúp bạn phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, tinh thần chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ đó nha.